kqxs
Đề nghị thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ từ 15.9
Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ vừa đề nghị Bộ GTVT cho phép tổ chức thu phí hoàn vốn dự án BOT nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ từ ngày 15.9.
Theo tin tuc trong ngay cho biết dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức BOT có tổng chiều dài khoảng 29km, tổng mức đầu tư là 6.731 tỉ đồng và được chia thành hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư là 1.974 tỉ đồng. Giai đoạn 2, mức đầu tư là 4.757 tỉ đồng, dự kiến vào tháng 10.2015 sẽ tiếp tục mở rộng thêm 2 làn, xây dựng mở rộng hoàn chỉnh đường cao tốc thành 6 làn xe cơ giới.
Hiện giai đoạn 1 của dự án đầu tư nâng cấp đã hoàn thành và được Bộ Giao thông Vận tải tổ chức nghiệm thu đưa vào khai thác. Nhà đầu tư cũng đã xây dựng và lắp đặt xong thiết bị tại trạm thu phí, lắp đặt xong hệ thống chiếu sáng.
Mức thu phí tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ đã được Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể, mức phí dao động từ 10.000 – 180.000 đồng/lượt, tùy theo đoạn tuyến và loại phương tiện.
Đoạn tuyến dài nhất (gần 30km), xe dưới 12 chỗ (hoặc xe tải dưới 2 tấn, xe buýt) chịu phí 45.000 đồng/lượt; xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet chịu mức phí 175.000 đồng. Mức thu vé tháng cao nhất là 5.250.000 đồng/tháng. Tính trung bình, mỗi km, các tài xế sẽ phải trả 1.500 đồng.
Đây là mức phí các tài xế đang trả khi sử dụng các tuyến đường cao tốc được đầu tư mới hoàn toàn như cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Dự kiến từ 15.9 sẽ thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với mức phí ngang các đường cao tốc đầu tư mới
Lý giải về vấn đề này, Bộ GTVT cho rằng mức phí áp dụng là 1.500 đồng/km/PCU (PCU: xe cơ sở tương đương xe con 4 chỗ - PV) được tính toán theo các quy định của pháp luật và đảm bảo tính khả thi về phương án tài chính của dự án. Mức phí này được tính toán và áp dụng cho cả giai đoạn 2 sau khi hoàn chỉnh 6 làn xe.
Đại diện Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư (Bộ GTVT) cho biết thêm: "Trong quá trình triển khai, Bộ GTVT đã lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn của Bộ và xin ý kiến đại diện các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, TP Hà Nội trong quá trình đàm phán Hợp đồng dự án trước khi ban hành chính thức".
Còn đơn vị chủ đầu tư dự án cho rằng dù là nâng cấp, mở rộng nhưng chi phí đầu tư tương đương với xây dựng mới toàn tuyến. Đồng thời, nhà đầu tư phải bỏ chi phí giải phóng mặt bằng, trong khi các tuyến cao tốc đầu tư mới Nhà nước vẫn phải bỏ khoản tiền trên.
Dù đề xuất thu phí từ 15.9, tuy nhiên nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thiện xong nhà điều hành thu phí. Nhà đầu tư đề nghị trong thời gian đầu thu phí, sẽ bố trí các container để thay thế tạm thời và lắp đặt xong các thiết bị điều hành thu phí, đảm bảo hoạt động thu phí được tiến hành bình thường.
Trên dọc tuyến có tổng chiều dài 29km sẽ bố trí một trạm trên đường cao tốc tại Km188+300; 2 trạm nằm trên đường nhánh tại các nút giao Thường Tín, Vạn Điểm; một trạm nằm trên đường nhánh đi Quốc lộ 1 cũ và trạm dùng chung với Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tại Km212+200 trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Tuyến đường có thời gian thu phí hơn 17 năm. Dự kiến, việc giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 sẽ thực hiện trong năm 2015 - 2016 và tổ chức thi công công trình hoàn thành cuối năm 2017 để đến đầu năm 2018 đưa vào khai thác.